Truyện Kiều - Một hướng tiếp cận mới từ thi pháp học

Trong việc nghiên cứu phê bình Truyện Kiều (Nguyễn Du) - đỉnh cao của nền văn học dân tộc, một trong những kiệt tác của văn học nhân loại, chúng ta thấy xuất hiện những tên tuổi Việt Nam lớn như Đào Duy Anh, Trương Tửu, Phan Ngọc… với những phương pháp tiếp cận khác nhau. Với lối tiếp cận thi pháp h...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Ths. Nguyễn Thị Hoa
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: TLU 2022
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://192.168.1.63/handle/TLU-123456789/3784
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Trong việc nghiên cứu phê bình Truyện Kiều (Nguyễn Du) - đỉnh cao của nền văn học dân tộc, một trong những kiệt tác của văn học nhân loại, chúng ta thấy xuất hiện những tên tuổi Việt Nam lớn như Đào Duy Anh, Trương Tửu, Phan Ngọc… với những phương pháp tiếp cận khác nhau. Với lối tiếp cận thi pháp học, khác với những người khác, Trần Đình Sử trong khi xem xét các tác phẩm văn học như một cấu trúc nghệ thuật và hệ thống các hệ thống thủ pháp nghệ thuật đã đưa ra một cách nhìn mới, chỉ rõ bản chất sáng tạo của Truyện Kiều, từ đấy cá tính sáng tạo của Nguyễn Du được phát lộ. Trong những nghiên cứu trước đây Truyện Kiều chỉ được so sánh với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài nhân. Đến Trần Đình Sử, biên độ so sánh này được mở rộng ra trên những thang độ khác nhau: Một mặt, Truyện Kiều được so sánh với Kim Vân Kiều Truyện trong không gian văn hóa và văn học Việt Nam cũng như trong không gian văn hóa và văn học Trung Quốc; mặt khác nó cũng được tương phản với các tác phẩm ngâm khúc và truyện Nôm trước nó và sau nó. Qua cách tiếp cận này, Truyện Kiều hiện ra như một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn, một sản phẩm sáng tạo của chủ thể. Từ đấy trình độ nhận thức các giá trị Truyện Kiều được nâng lên ở một tầm mới. Và đây chính là đóng góp mới của Trần Đình Sử đối với công cuộc nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam.