Thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự tại tỉnh Hải Dương : Luận văn Thạc sỹ. Chuyên ngành: Luật Kinh tế / Đoàn Đình Chiến. NHDKH: TS Lê Đình Vinh

- Mục đích và phương pháp nghiên cứu: + Trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế, vai trò của công tác Thi hành án dân sự (THADS) ngày càng đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy nếu việc thi hành án chậm và không có hiệu quả sẽ gây thiệt hại lớn cho các...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Đoàn Đình Chiến
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Viện Đại Học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata1/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2016/343.67/doandinhchien/doandinhchien_001thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=63984
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:- Mục đích và phương pháp nghiên cứu: + Trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế, vai trò của công tác Thi hành án dân sự (THADS) ngày càng đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy nếu việc thi hành án chậm và không có hiệu quả sẽ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gây cản trở, thậm chí ách tắc đối với môi trường đầu tư, kinh doanh. Do vậy đòi hỏi công tác THADS luôn phải có sự đổi mới, hoàn thiện từ chính sách, pháp luật cho đến khâu tổ chức thực thi; đồng thời phải khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn thi hành án để nâng cao hiệu quả công tác THADS, nhất là ở các địa phương. + Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật THADS và thực tiễn áp dụng pháp luật về THADS, trong đó tập trung vào một số vấn đề như: Khái niệm áp dụng pháp luật trong THADS; Khái niệm hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS; Tác động của thực tiễn áp dụng pháp luật về THADS đối với đời sống kinh tế - xã hội; Những yếu tố liên quan đến chủ thể áp dụng pháp luật trong THADS; Các tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS, v.v… - Kết quả nghiên cứu: Một là, đã góp phần ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo đảm hiệu lực của quyền lực của Nhà nước, bảo vệ những quyền dân sự cơ bản của con người. Hai là, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở tham gia vào công tác THADS. Ba là, góp phần củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bốn là, ý thức pháp luật của người dân nơi thi hành án và các đương sự có sự chuyển biến tích cực. - Kết luận: Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS ở tỉnh Hải Dương nói riêng và ở Việt Nam nói chung, làm cho công tác THADS đáp ứng được sự mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.