Chế độ tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập - thực trạng và giải pháp / Bùi Thị Hồng; GVHD: TS. Trần Vũ Hải
1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm đánh giá thực trạng pháp luật về chế độ TCTC của BVCL, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ TCTC tại các BVCL ở Việt Nam hiện nay, từ đó góp phần tăng cườ...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Viện Đại Học Mở Hà Nội,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata1/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2016/343.67/buithihong/buithihong_001thumbimage.jpg http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=64106 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | 1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm đánh giá thực trạng pháp luật về chế độ TCTC của BVCL, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ TCTC tại các BVCL ở Việt Nam hiện nay, từ đó góp phần tăng cường hiệu quả trong hoạt động cung cấp dịch vụ công khám bệnh, chữa bệnh.
Đề tài được thực hiện theo phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin. Để nghiên cứu từng vấn đề cụ thể, đề tài có sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu v.v..
2. Kết quả của việc nghiên cứu:
- Làm rõ mặt lý luận pháp luật về chế độ TCTC đối với BVCL như nội hàm, vai trò của chế độ TCTC cũng như kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện chế độ TCTC đối với BVCL.
- Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về chế độ TCTC đối với BVCL, từ đó xác định được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng.
- Xác định định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật, đồng thời kiến nghị những nội dung pháp luật cụ thể cần hoàn thiện trong thời gian tới.
3. Kết luận và khuyến nghị:
1. Từ việc thực hiện thí điểm khoán chi hành chính đến sự ra đời của NĐ 10, sau đó là NĐ 43, NĐ 85 và gần đây là NĐ 16 quy định về cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL, hoạt động tài chính của các BVCL đã và đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động cung ứng dịch vụ y tế cho xã hội.
2. Kiến nghị một số nội dung cụ thể như: Chính phủ nên ban hành nghị định mới để thay thế NĐ 85 chứ không sửa đổi, bổ sung; “chậm hóa” lộ trình tính đủ chi phí vào viện phí, cụ thể hóa cách thức phân loại BVCL; Quy định về quyền huy động vốn bằng hình thức đi vay của BVCL tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; sửa đổi quy định về việc góp vốn liên doanh liên kết thông qua “năng lực, chất lượng và uy tín”; Quy định cụ thể nội dung chi đầu tư đối với tất cả các loại hình BVCL; Bổ sung một phần (chương, mục) về QCCTNB trong NĐ 16.
3. Đề xuất Bộ Y tế là đầu mối để xây dựng cơ chế kiểm soát các dịch vụ kỹ thuật cao, quan tâm đến định mức biên chế và vị trí việc làm cũng như hạn chế việc thương mại hóa dịch vụ y tế của các BVCL. Việc quy hoạch hợp lý mạng lưới các BVCL trên phạm vi toàn quốc là quan trọng và chế độ TCTC cần gắn liền với chế độ tự chủ về nhân sự. Cuối cùng, cần nhanh chóng triển khai đồng bộ chế độ bảo hiểm y tế toàn dân và chế độ ưu đãi đối với các đối tượng chính sách.
|
---|