Nghiên cứu Kỹ thuật tạo hình 3D từ ảnh chụp cắt lớp tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. / Nguyễn Cao Trào; NHDKH PGS.TS Đỗ Năng Toàn

Hình ảnh ba chiều ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu về hình ảnh y tế là lĩnh vực quan trọng của ngành kỹ thuật y sinh. Việc nghiên cứu thuật giải tạo dựng hình ảnh ba chiều cụ thể là từ ảnh chụp cắt lớp trong y khoa nhằm xây dựng lý thuyết và ứng dụng phục...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Cao Trào
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Viện Đại Học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata1/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2017/005/nguyencaotrao/nguyencaotrao_01thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=67829
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Hình ảnh ba chiều ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu về hình ảnh y tế là lĩnh vực quan trọng của ngành kỹ thuật y sinh. Việc nghiên cứu thuật giải tạo dựng hình ảnh ba chiều cụ thể là từ ảnh chụp cắt lớp trong y khoa nhằm xây dựng lý thuyết và ứng dụng phục vụ trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh tốt hơn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tìm hiểu cấu trúc ảnh y khoa DICOM (The Digital Image and Communication in Medicine) phục vụ cho việc sử lý hình ảnh để tái tạo ảnh 3 chiều. Tìm hiểu các thuật giải nhằm tái tạo ảnh 3 chiều trong y khoa, đặc biệt là ảnh 3 chiều từ các lát cắt song song và được thực nghiệm trên thực tế với một số bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đề tài đã đạt được những kết quả nhất định: Trong đó có thể nhận thấy các thành phần chính của chương trình bao gồm việc đọc ảnh DICOM và chuyển thành ma trận các điểm ảnh, khi đó có thể tạo các ảnh nhìn thấy được trên màn hình máy tính thông qua ma trận các điểm ảnh này. Sau khi mô hình 3D được tái cấu trúc sẽ được trình diễn trên thiết bị hiển thị là màn hình, ở đó có các tính năng phụ như xoay mô hình và phóng to thu nhỏ mô hình. Tuy nhiên, trong nội dung luận văn cũng như chương trình thực nghiệm vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, mô hình 3D tái cấu trúc thu được đôi khi còn nhiễu do xác định nhầm một số thành phần không phải là cấu trúc xương.