Phân tích đặc tính di truyền phân tử và miễn dịch của chủng virus H5N6 phân lập tại Việt Nam. / Phạm Thị Huê; NHDKH TS Bùi Nghĩa Vượng
H5N6 độc lực cao được phát hiện vào cuối năm 2013 tại Việt Nam và virus vân tiếp tục gây ra các ổ dịch rải rác tại Việt Nam. Tuy nhiên rất ít các nghiên cứu về virus H5N6 này. Để tìm hiểu và cung cấp thông tin về đặc tính nổi bật của các chủng virus H5N6 của Việt Nam, 5 chủng virus H5N6 phân lập tro...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Viện Đại Học Mở Hà Nội,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=67839 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | H5N6 độc lực cao được phát hiện vào cuối năm 2013 tại Việt Nam và virus vân tiếp tục gây ra các ổ dịch rải rác tại Việt Nam. Tuy nhiên rất ít các nghiên cứu về virus H5N6 này. Để tìm hiểu và cung cấp thông tin về đặc tính nổi bật của các chủng virus H5N6 của Việt Nam, 5 chủng virus H5N6 phân lập trong năm 2014-2015 hiện đang lưu giữ tại Viện Thú Y được tiến hành phân tích đặc điểm về di truyền phân tử và miễn dịch.
Phân tích gene và phả hệ của các chủng virus H5N6 cho thấy chúng thuộc vào nhóm virus độc lực cao và rơi vào clade 2.3.4.4. Mặc dù 5 chủng cùng thuộc subtype H5N6 nhưng các virus có bộ gene không hoàn toàn giống nhau chứng tỏ các virus này tiến hóa riêng biệt trong tự nhiên. Trong số 5 năm chủng có 4 chủng có đột biến mất đoạn ở vị trí 49-68 trên gene NA và cả 5 chủng có đột biến T160A trên gene HA, những đột biến này có khả năng làm tăng khả năng liên kết với thụ thể trên tế bào người và tăng độc lực của virus lên động vật. Các virus này có khả năng lây nhiễm cho con người thông qua tiếp xúc trực tiếp, do vậy việc xuất hiện virus H5N6 ở thể độc lưc cao đã gây ra mối lo ngại về virus có thể gây ra đại dịch. Tuy nhiên phân tích các đột biến gây kháng thuốc kháng virus thì tất cả các chủng đều mẫn cảm với thuốc kháng virus cúm hiện hành. So sánh trình tự HA của các chủng virus H5N6 với các chủng vaccine của Trung Quốc cho thấy các chủng H5N6 có sự tương đồng ở mức XX%-XX%. Kết quả này chỉ ra rằng đã có nhiều biến đổi giữa chủng H5N6 và chủng vaccine. Điều này có thể giải thích hiện tượng nhiều đàn gà đã tiêm phòng vaccine phòng bệnh cúm tuy nhiên một số ổ dịch vẫn nổ ra làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh và cảnh báo về hiệu quả sử dụng vaccinecũng như khả năng bảo hộ cho gia cầm.
Để là rõ nhận định trên chúng tôi đã tiến hành phân tích đặc tính miễn dịch của các chủng H5N6 được lựa chọn thông qua việc kiểm tra phản ứng ngăn trở ngưng kết với các kháng thể đước chế từ gà tiêm vaccine nhập từ Trung Quốc RE-6, RE-6 và 8, vaccine của Viện Thú y thuộc clade 2.3.2.1C và chủng vaccine thử nghiệm H5N6. Kết quả cho thấy các chủng H5N6 phản ứng kém với huyết thanh gà được tiêm vaccine thuộc clade 2.3.2.1 bảo gồm RE-6 và vaccine do Viện Thú Y sản xuất. Trong khi đo các chủng trên phản ứng ở mức trung bình với vaccine RE-6-8 và phản ứng tốt nhất với vaccine thử nghiệm của Viện Thú y. Điều này cho thấy sử dụng chủng virus trong nước để chế vaccine cho hiệu quả phòng hộ tốt hơn vaccine nhập. Kết quả kiểm tra miễn dịch đã củng cố cho kết quả phân tích gene cho thấy các chủng Việt Nam có sự sai khác nhất định về gene cũng như đặc tính miễn dịch khi so sánh với chủng vaccine của Trung Quốc. Do virus cúm độc lực cao liên tục biến đổi, vì vậy việc tiếp tục phân tích và giám sát sự biến đổi và lưu hành của Virus H5 độc lực cao là cần thiết và quan trọng.
|
---|