Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội : Luận văn. Chuyên ngành: QTKD / Nguyễn Đức Mạnh; GVHD: PGS.TS. Đỗ Hữu Tùng

Nghiên cứu được thực hiện tại Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nôi, dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016. Với mục đích là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Ban cho giai đoạn 2017 - 2020, tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Đức Mạnh
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Viện Đại Học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2017/658/nguyenducmanh/nguyenducmanh_001thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=68972
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Nghiên cứu được thực hiện tại Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nôi, dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016. Với mục đích là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Ban cho giai đoạn 2017 - 2020, tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp (khảo sát 46 CBCC của Ban). Các phương pháp phân tích được sử dụng trong Luận văn như phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng CBCC của Ban vẫn còn một số hạn chế về chất lượng như trình độ ngoại ngữ tin học vẫn còn yếu, năng lực sắp xếp công việc vẫn chưa cao, kỹ năng giải quyết công việc bị đánh giá thấp. Nhiều công chức còn vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan chưa chấp hành tốt các quy định... Nguyên nhân của những hạn chế trên là độ tuổi trung bình CBCC của Ban tương đối cao (trên 40 tuổi), công tác đào tạo bồi dưỡng vẫn còn bất cập; Công tác tuyển dụng và sử dụng CBCC tại Ban vẫn còn nhiều điểm yếu và đặc biệt do chính sách tiền lương chậm đổi mới và chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích công chức hoàn thành nhiệm vụ, đạt hiệu quả công tác cao. Luận văn cũng đã đề xuất 5 nhóm giải pháp bao gồm: (1) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công chức; (2) Hoàn thiện công tác tuyển dụng; (3) Hoàn thiện công tác sử dụng cán bộ công chức; (4) Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ cán bộ công chức; (5) Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát cán bộ công chức trong thi hành công vụ; (6) Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ công chức. Đây là những giải pháp mang tính lâu dài nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Ban Chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội