Mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài. / Võ Mai Hồng; NHDKH TS Trần Minh Ngọc
Nội dung tóm tắt Luận văn: 1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: Từ thực tiễn của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đang diễn ra sôi động tại Việt Nam, tác giả luận văn làm rõ hơn quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp nói chun...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Viện Đại Học Mở Hà Nội,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2017/343.67/vomaihong/vomaihong_01thumbimage.jpg http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=69069 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Nội dung tóm tắt Luận văn:
1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Từ thực tiễn của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đang diễn ra sôi động tại Việt Nam, tác giả luận văn làm rõ hơn quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp nói chung và quy định cụ thể về mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, so sánh đối chiếu với pháp luật một số quốc gia trên thế giới trong việc quy định về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành và pháp luật nước ngoài rút kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích.
2. Kết quả nghiên cứu:
Qua nghiên cứu đã đánh giá một cách tổng quát tình hình mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Làm rõ quy định về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài của một số quốc gia. Nêu lên những đánh giá các quy định về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài của Việt Nam hiện tại và gợi ý nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm xây dựng pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài của các quốc gia.
3. Kết luận và khuyến nghị:
Pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã có những quy định tương đối đầy đủ về hoạt động mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn còn những khoảng trống thể hiện ở việc chồng chéo trong các văn bản pháp lý về mua bán doanh nghiệp, chưa xây dựng được một nghị định riêng về mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Để phù hợp với sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hợp lý, đề cao sự bình đẳng nhưng cũng không thể thiếu sự điều tiết thị trường từ Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và cộng đồng doanh nghiệp cần phải có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với nhau, lấy thu hút đầu tư nước ngoài và lợi ích của doanh nghiệp làm trung tâm. Có như vậy chúng ta mới có thể phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hội nhập một cách đầy đủ và sâu rộng.
|
---|