Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình / Trần Đức Thịnh; NHDKH PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến
1. Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND thành phố Hòa Bình. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: Tập hợp, hệ thống hóa và góp phần h...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Viện Đại Học Mở Hà Nội,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2017/343.67/tranducthinh/tranducthinh_001thumbimage.jpg http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=69148 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | 1. Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND thành
phố Hòa Bình. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây: Tập hợp, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện hệ thống
cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp
đất đai thông qua TAND nói riêng bằng việc phân tích khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua TANDv.v…Phân tích nội dung của pháp luật hiện hành về giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua TAND; đánh giá thực trạng thực thi chế định pháp
luật này từ thực tiến hoạt động của TAND thành phố Hòa Bình nhằm nhận diện
những ưu điểm, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế, tồn tại. Đề xuất giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của
TAND thành phố Hòa Bình.
2. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Leenin. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau: i) phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp diễn
giairv.v…được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua TAND. ii) Phương
pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp lập luận loogic v.v…được sử
dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp
đất đai thông qua TAND và thực tiễn thi hành tại TAND thành phố Hòa Bình. iii)
Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp bình luận v.v…được
sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua TAND
thành phố Hòa Bình.
3. Luận văn với đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn
tại Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình” có những đóng góp nhất định. Những
đóng góp này bao gồm: Hệ thống hóa, góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực
tiễn của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và các quy định về
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua TAND nói riêng ở nước ta. Phân tích nội
dung pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và đánh giá thực tiễn thi hành từ
hoạt động xét xử của TAND thành phố Hòa Bình. Luận giải định hướng và đề
xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hoạt động xét xử của TAND thành phố Hòa Bình. |
---|