Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam / Nguyễn Trung Thành; NHDKH TS Nguyễn Thị Như Mai

Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại là một trong những văn bản rất quan trọng của WTO nhằm tạo ra những thuận lợi nhất định cho di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của WTO. Là một thành viên của WTO, TFA sẽ mang lại những thuận lợi cũng như những khó khăn cho Việt Nam và doanh nghiệp...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Trung Thành
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Viện Đại Học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2017/343.67/nguyentrungthanh2/nguyentrungthanh_01thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=69205
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại là một trong những văn bản rất quan trọng của WTO nhằm tạo ra những thuận lợi nhất định cho di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của WTO. Là một thành viên của WTO, TFA sẽ mang lại những thuận lợi cũng như những khó khăn cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy việc nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên là hết sức cần thiết. + Mục đích của nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: - Mục đích: Nhằm làm rõ các vấn đề lý thuyết về tạo thuận lợi thương mại và quá trình đàm phán về tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ của WTO. Phân tích nội dung cơ bản của TFAvà làm rõ sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các cam kết trong Hiệp định. Qua đó đánh giá những cơ hội cũng như thách thức khi Việt Nam thực thi các cam kết của TFA, từ đó đề xuất các giải pháp để thực thi hiệu quả các cam kết về tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ WTO đối với Việt Nam. + Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác – Lênin như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp. Đặc biệt, đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh luật học để làm rõ sự tương thích của pháp luật Việt Nam với TFA. + Kết quả nghiên cứu quan trọng nhất: Luận văn đã làm rõ sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các cam kết trong TFA. Hơn nữa, thông qua việc đánh giá những cơ hội cũng như thách thức khi Việt Nam thực thi các cam kết của TFA, người viết đã đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam để có thể thực thi hiệu quả các cam kết tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ của WTO.