Pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế từ thực tiễn các bệnh viện tỉnh Ninh Bình. / Phùng Thị Đức Hạnh; NHDKH TS Lưu Ngọc Tố Tâm

1. Mục đích nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế, tổng hợp và hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam từ thực tiễ...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Phùng, Thị Đức Hạnh
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Viện Đại Học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=69248
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:1. Mục đích nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế, tổng hợp và hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam từ thực tiễn các bệnh viện tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học mác-xít, luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp thống kê để thực hiện các mục tiêu của luận văn. 2. Kết quả nghiên cứu: Về kết cấu của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Tác giả tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản về chất thải rắn y tế, quản lý chất thải rắn y tế và pháp luật quản lý chất thải rắn y tế: Chương 2: Tác giả đã nêu ra thực trạng pháp luật Việt nam về quản lý chất thải rắn y tế từ thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện tỉnh Ninh Bình. Nhằm triển khai thực hiện theo các quy định của quy chế quản lý chất thải rắn y tế, trong những năm qua các cấp quản lý của tỉnh Ninh Bình cũng ra nhiều quyết định, công văn để cụ thể hóa các quy định pháp luật, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong công tác thực hiện quản lý chất thải rắn y tế. Thực tế cho thấy một số bệnh viện vẫn còn chưa thực hiện tốt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế ngay từ khâu phân loại, thu gom đến vận chuyển, xử lý. Thực trạng này xảy ra do các nguyên nhân như vì vốn đầu tư, nguồn nhân lực và do sự quản lý không sâu sát của các cấp lãnh đạo, buông lỏng quản lý dẫn đến việc thu gom, chôn lấp, thiêu đốt chất thải rắn y tế không đúng quy định Chương 3: Tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam từ thực tiễn thi hành tại các bệnh viện tỉnh Ninh Bình. 3. Kết luận Chất thải rắn y tế là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động y tế nếu ta không biết cách quản lý thì sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường và sức khoẻ của con người. Quản lý chất thải rắn y tế là một đòi hỏi tất yếu Hoạt động này có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, quản lý chất thải rắn chất thải rắn y tế bằng pháp luật là vấn đề đã được chú trọng ở Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn y tế là một đòi hỏi bức thiết của Việt Nam hiện nay nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải rắn y tế nói riêng bằng pháp luật. Hoạt động này cần thực hiện trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững; đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi trường; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Việc quản lý chất thải rắn rắn y tế được điều chỉnh bằng Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP và một số văn bản khác. Các văn bản này bước đầu đã tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng.