Pháp luật về giải quyết việc làm từ thực tiễn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2018 / Phạm Văn Hùng; NHDKH PGS.TS Nguyễn Đức Minh

1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu Luận văn đã đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm ở địa phương, đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật, thực hiện pháp luật hiệu quả. Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng HCM...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Phạm, Văn Hùng
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2018/343.67/phamvanhung/phamvanhung_01thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=72667
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu Luận văn đã đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm ở địa phương, đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật, thực hiện pháp luật hiệu quả. Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng HCM và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH, về vấn đề giải quyết việc làm. Vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. 2. Kết quả nghiên cứu Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học chuyên luật và không chuyên luật cũng như cán bộ nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các cá nhân quan tâm, tìm hiểu về giải quyết việc làm, về thực tiễn thực hiện các chính sách giải quyết việc làm tại huyện Tam Dương cũng có thể tham khảo. Luận văn góp phần thiết thực trong việc giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm trong phạm vi cả nước nói chung và tại huyện Tam Dương nói riêng. 3. Khuyến nghị Xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật; tăng cường sự lãnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực công tác quản lý về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về giải quyết việc làm. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ lao động, chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào giải quyết việc làm; đẩy mạnh công tác xã hội hóa học nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo.