Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam / Đinh Bá Vũ; NHDKH PGS.TS Vũ Thị Hồng Vân

Mục đích và phương pháp nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu:là để có cái nhìn hoàn thiện, đầy đủ hơn về tranh chấp lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật hiện hành. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Đinh, Bá Vũ
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2018/343.67/dinhbavu/1biathumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=72690
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Mục đích và phương pháp nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu:là để có cái nhìn hoàn thiện, đầy đủ hơn về tranh chấp lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật hiện hành. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam. - Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa, nghiên cứu các quy định pháp luật, nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về TCLĐ. Kết quả nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết TCLĐ ở Việt Nam, có thể thấy, mặc dù pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta đã được ban hành và thường xuyên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn bộc lộ những vướng mắc và bất cập, một số qui định chưa hợp lý, thể hiện tính kém khả thi, chưa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là tổng hợp các qui phạm pháp luật quy định về nguyên tắc, chủ thể có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa cá nhân NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động”. Kết luận: Để góp phần ổn định các mối quan hệ lao động, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là rất cần thiết. Bởi lẽ, pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là phương tiện không thể thiếu nhằm xây dựng, thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp lao động một cách hiệu quả, đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ. Hơn nữa, hiện nay những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động vẫn đang là một vấn đề đáng được quan tâm vì còn có nhiều quy định bất cập trong quá trình thực hiện. Bởi thế, cần có sự quan tâm đúng mức hơn nữa từ phía Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp lao động đồng thời cần có những biện pháp để nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động tới NLĐ cũng như NSDLĐ để họ nhận thức đúng đắn hơn về hành vi của mình trong các quan hệ lao động, từ đó sẽ có cách ứng xử phù hợp trong quan hệ lao động.