Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ thực tiễn tại Cục Hải quan Lào Cai / Tạ Thanh Đông
1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích: Mục đích của đề tài là nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; đánh giá thực trạng tại một địa phương cụ thể và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Mở Hà Nội,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2021/343.67/tathanhdong/tathanhdong_01thumbimage.jpg http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=74779 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | 1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
- Mục đích: Mục đích của đề tài là nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; đánh giá thực trạng tại một địa phương cụ thể và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu có tính chất phổ quát trong khoa học xã hội và nhân văn như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa; Phương pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa; Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. Kết quả nghiên cứu
Phần mở đầu: Giới thiệu sơ lược, khái quát về đề tài, tính cấp thiết lựa chọn đề tài; mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài...
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Thực tiễn quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Lào Cai và một số kiến nghị.
3. Kết luận
Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới hiện nay đang suy thoái, do ảnh hưởng nặng lề của đại dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp, chưa thể kiểm soát trên phạm vi toàn cầu; cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gây ra sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế mở của Việt Nam. Do vậy Nhà nước phải tìm cách vừa phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó pháp luật thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng tiêu dùng, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời hạn chế tình trạng gian lận thương mại để trốn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
|
---|