Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Lào Cai / Ngô Minh Thăng; NHDKH PGS.TS Bùi Nguyên Khánh

Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến công tác xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Trong đó, khẳng định pháp luật xử lý nợ xấu là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp khác...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Ngô, Minh Thăng
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2021/343.67/ngominhthang/ngominhthang_01thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=74813
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến công tác xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Trong đó, khẳng định pháp luật xử lý nợ xấu là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp khác nhau điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu giữa chủ nợ, con nợ và các bên có liên quan. Bên cạnh đó, để có cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về pháp luật xử lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam và cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện pháp luật về xử lý nợ xấu. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu qua thực tiễn các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy xử lý nợ xấu ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đòi hỏi một giải pháp tổng thể từ nhiều phía. Bên cạnh những điểm tích cực, những giải pháp cấp bách cũng như lâu dài, có thể thấy còn rất nhiều bất cập đến từ phía cơ chế, chính sách, luật pháp cũng như thực tế xử lý nợ xấu. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện pháp luật về xủ lý nợ xấu, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn xử lý nợ xấu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai để phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đặt ra là giảm tỷ lệ nợ xấu đến ngưỡng kiểm soát.