Kiểm nghiệm cơ chế phản ứng 2NO(k)-> N2(k)+O2(k) bằng phương pháp tính hóa học lượng tử

NO gây thiệt hại lớn cho môi trường, không những là một trong những thành phần chính của mưa axit, mà còn hình thành sương khói quang hóa trong khí quyển, phá hủy tầng ozon. N2O có mặt tự nhiên trong không khí như một phần chu trình nitơ của trái đất và vô số các nguồn tự nhiên. Tuy nhiên những hoat...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Vũ, Thị Huyền Anh
Đồng tác giả: Phạm, Văn Nhiêu
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: 2016
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/12035
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:NO gây thiệt hại lớn cho môi trường, không những là một trong những thành phần chính của mưa axit, mà còn hình thành sương khói quang hóa trong khí quyển, phá hủy tầng ozon. N2O có mặt tự nhiên trong không khí như một phần chu trình nitơ của trái đất và vô số các nguồn tự nhiên. Tuy nhiên những hoat động của con người trong sản xuất nông nghiệp, đốt cháy nhiên liệu, quản lý nước thải và các quá trình công nghiệp, giao thông vận tải... đang gia tăng hàm lượng N2O trọng khí quyển. Mặc dù là một khí được sử dụng trong y khoa như một loài thuốc an thần, tuy nhiên nếu nồng độ khí N2O đi vào cơ thể vượt quá 50ppm (theo viện quốc gia về hỗ trợ kinh tế NIOSH) có thể gây đau đầu, giảm khả năng nghe nhìn, tổn thương đến hệ thần kinh. N2O còn được nhìn thấy là một khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo số liệu thống kê từ tổ chức bảo vệ môi trường Mĩ (US Environmental Protection Agency ) 1 pound (450g) N2 O làm ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu gấp trên 300 lần so với một pound CO2.