Nghiên cứu ứng xử của đất ở An Giang trộn xi măng bằng công nghệ trộn ướt và trộn sâu

Đê bao kết hợp đường giao thông nông thôn ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cần được gia cố chống sạt lở vào các mùa lũ để bảo vệ hoa màu và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Các biện pháp gia cố đê hiện nay chỉ mang tính tạm thời và có hiệu quả thấp. Ở Việt Nam, công nghệ đất trộn xi măng đã đư...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Bình Tiến, Mai, Anh Phương
Định dạng: BB
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Thủy Lợi 2020
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://tailieuso.tlu.edu.vn/handle/DHTL/5576
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Đê bao kết hợp đường giao thông nông thôn ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cần được gia cố chống sạt lở vào các mùa lũ để bảo vệ hoa màu và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Các biện pháp gia cố đê hiện nay chỉ mang tính tạm thời và có hiệu quả thấp. Ở Việt Nam, công nghệ đất trộn xi măng đã được nghiên cứu và ứng dụng đã lâu, nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào về đất trộn xi măng gia cố chống sạt lở đê ở ĐBSCL. Bài báo trình bày nghiên cứu ứng xử của từng lớp đất ở An Giang trộn với các hàm lượng xi măng khác nhau trong phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ nén nở hông tự do qu của các mẫu đất trộn xi măng sau 7 ngày bảo dưỡng cao hơn đất tự nhiên từ 4 đến 14 lần ứng với hàm lượng 200 kg/m3, từ 4 đến 16 lần với hàm lượng 250 kg/m3, từ 7 đến 23 lần với hàm lượng 300 kg/m3, và từ 10 đến 32 lần với hàm lượng 350 kg/m3. Tỉ số giữa cường độ nén nở hông tự do qu ở 7, 60, và 90 ngày tuổi đối với 28 ngày tuổi lần lượt là 0,49, 1,59, và 2,01. Môđun biến dạng E50 của các mẫu đất trộn xi măng nằm trong khoảng từ 64 đến 289 lần cường độ nén nở hông tự do qu.