Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Xi măng Long Sơn / Ngô Văn Vinh; NHDKH PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà

Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, như khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh sản phẩm. Tác giả đã đi nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của một...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Ngô, Văn Vinh
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2018/658/ngovanvinh/ngovanvinh_001thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=72814
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, như khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh sản phẩm. Tác giả đã đi nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của một số doanh nghiệp, từ đó đã rút ra được một số bải học cho Công ty TNHH Long Sơn. Với các tài liệu, số liệu cập nhật và thu thập khá đầy đủ, chính xác và tin cậy, tác giả đã giới thiệu chung về Công ty TNHH Long Sơn và cho người đọc thấy rõ được lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Tiếp đó, tác giả đã đi phân tích khá chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm xi măng, thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng, thông qua những đánh giá cụ thể từ khách hàng qua phiếu khảo sát, qua các ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận EFE và IFE. Từ phân tích thực trạng, tác giả đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng của Công ty Long Sơn. Tác giả đã chỉ ra được phương hướng phát triển sản phẩm xi măng Long Sơn đến năm 2020 và sử dụng ma trận SWOT để xác định các giải pháp tối ưu cho công ty. Dựa vào những đánh giá và phương hướng trên, tác giả đã đề xuất được một số nhóm giải pháp, kiến nghị phù hợp và có tính khả thi như duy trì đảm bảo chất lượng sản phẩm, đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã và chú trọng kênh phân phối bán hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng của Công ty Long Sơn.